Chỉ một triệu chứng trên bàn chân, cô gái 18 tuổi sốc khi được chẩn đoán suy thận

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gần đây, mạng xã hội “Xiaohongshu” (Trung Quốc) lan truyền một bài đăng của một cô gái tên Thiên Thiên (18 tuổi), trong đó, cô cho biết bản thân bị suy thận dù tuổi đời còn rất trẻ.

Thiên Thiên cho biết trước khi mắc bệnh, cô đang làm công nhân tại một nhà máy sản xuất cơ khí. Một thời gian trước, cô nhận thấy chân bị sưng phù không rõ nguyên nhân.

Lo lắng cho tình trạng sức khỏe của bản thân, Thiên Thiên đã cùng với bố mẹ đến bệnh viện kiểm tra.

Sau khi xét nghiệm và kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán cô bị suy thận mãn tính độ 5, tăng urê huyết. Trước khi tìm được thận phù hợp để ghép, Thiên Thiên cần phải chạy thận thường xuyên, theo lời bác sĩ.

Cô cho biết đã vô cùng sốc và bàng hoàng. Vì ảnh hưởng của bệnh tật, Thiên Thiên thường xuyên bị nôn mửa và phải uống rất nhiều thuốc. Mỗi tuần, cô phải khám ba lần tại bệnh viện.

Mặc dù bác sĩ nói rằng cô cần chờ thận phù hợp để ghép, nhưng khoảng 2.000 người khác cũng đang chờ được ghép thận. “Tôi không biết mình phải đợi đến bao giờ”, Thiên Thiên chia sẻ.

Hiện tại, do tình trạng sức khỏe kém nên Thiên Thiên không thể tiếp tục làm việc và mất đi nguồn thu nhập. Điều này càng khiến cô trở nên tiêu cực.

Số liệu tính đến năm 2021 cho thấy, Việt Nam có hơn 10 triệu người mắc bệnh thận mãn tính. Mỗi năm có thêm khoảng 8.000 người được chẩn đoán mắc bệnh thận. Tỷ lệ người bệnh chuyển sang suy thận giai đoạn cuối chiếm 0,1% dân số.

Thận đóng vai trò loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể, khi chức năng thận không còn hiệu quả, thì tình trạng này được gọi là suy thận. Bệnh có thể gây tử vong nếu không được điều trị thích hợp.

Các dấu hiệu cảnh báo của bệnh thận

Mặc dù có những trường hợp không xuất hiệu triệu chứng, nhưng thông thường người mắc bệnh thận sẽ có các biểu hiện dưới đây:

  1. Mệt mỏi, suy nhược cơ thể

Chức năng thận suy giảm làm tích tụ độc tố và tạp chất trong máu.

Điều này khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, cơ thể yếu ớt và khó tập trung.

Một biến chứng khác của bệnh thận là thiếu máu, gây suy nhược cơ thể và mệt mỏi.

  1. Mất ngủ

Khi chất độc tích tụ trong máu thay vì thải ra ngoài, người bệnh có thể gặp tình trạng khó ngủ.

Với những người mắc bệnh mạn tính như béo phì, suy thận, chứng ngưng thở khi ngủ cũng dễ bị mắc bệnh thận hơn so với người bình thường.

  1. Da khô, ngứa

Vì thận đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể, tạo ra các tế bào hồng cầu, giúp xương chắc khỏe.

Đồng thời, thận cũng góp phần duy trì lượng khoáng chất phù hợp trong máu.

Khi chức năng thận suy giảm, nó không còn khả năng giữ cân bằng khoáng chất và chất dinh dưỡng trong máu.

  1. Tiểu đêm nhiều

Nếu thường xuyên cảm thấy buồn tiểu vào ban đêm, thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh thận.

Khi các bộ lọc của thận bị hư hỏng, nó sẽ làm tăng cảm giác muốn đi tiểu.

  1. Tiểu máu

Chức năng thận suy giảm sẽ ảnh hưởng đến quá trình lọc máu, dẫn đến sót lại các tế bào máu trong cơ thể.

Điều này đồng nghĩa với việc các tế bào máu có thể bị “rò rỉ” ra ngoài theo đường nước tiểu.

  1. Nước tiểu có bọt

Trong nước tiểu có bọt nổi lên như khi đánh trứng, bạn cần phải xả nước nhiều lần mới khiến chúng biến mất hoàn toàn.

Đây là dấu hiệu bệnh thận bạn dễ nhận biết và cần lưu ý.

  1. Sưng mắt cá chân, bàn chân

Thận yếu có thể dẫn đến tình trạng tích tụ lượng lớn natri trong cơ thể.

Tình trạng này gây sưng ở bàn chân và mắt cá chân của bệnh nhân.

  1. Mất khẩu vị, chán ăn

Khi gặp phải tình trạng này có thể do thận đã bị suy giảm chức năng, gây ra tình trạng tích tụ độc tố trong cơ thể.

  1. Cơ bắp thường xuyên bị chuột rút

Chức năng thận suy giảm sẽ ảnh hưởng đến quá trình lọc máu, từ đó làm mất cân bằng điện giải.

Khi gặp phải tình trạng này, cơ thể sẽ dễ bị hạ canxi, không kiểm soát được phốt pho… gây ra tình trạng chuột rút cơ.

Bác sĩ Giang nhấn mạnh, nếu cơ thể xuất hiện ít nhất 1 trong 8 dấu hiệu kể trên và các dấu hiệu này diễn ra trong thời gian dài, không rõ nguyên nhân, mọi người cần đến bệnh viện thăm khám để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời (nếu có).

Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp bệnh nhân hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển nặng hoặc nguy cơ phải chạy thận suốt đời.

Những thói quen cần tránh để bảo vệ thận

  1. Lạm dụng thuốc

3 – 5% trường hợp suy thận mạn tính mới mỗi năm do lạm dụng thuốc giảm đau.

Việc lạm dụng thuốc lâu dài, đặc biệt ở liều cao, sẽ rất có hại cho mô và cấu trúc thận. Các loại thuốc có thể làm giảm lưu lượng máu đến thận.

  1. Hút thuốc

Hút thuốc thường xuyên làm tăng hàm lượng protein trong nước tiểu, đây là dấu hiệu của tổn thương thận.

Những người này cũng có nhiều khả năng phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.

  1. Ăn quá nhiều muối

Quá nhiều natri trong chế độ ăn làm tăng huyết áp.

Huyết áp cao làm tổn thương thận theo thời gian và là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận.

  1. Uống nước ngọt và đồ chế biến sẵn mỗi ngày

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống 2 lon nước ngọt trở lên mỗi ngày làm tăng nguy cơ phát triển bệnh thận mạn tính.

Trong khi đó, thực phẩm chế biến sẵn là kho chứa natri và phốt pho, có thể dẫn đến bệnh thận.

  1. Tiêu thụ quá nhiều protein

Người có thận yếu, ăn quá nhiều đạm có thể khiến thận quá tải, theo WebMD.

  1. Tiểu đường

Bệnh tiểu đường là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thận.

Khoảng một nửa số người mắc bệnh tiểu đường bị tổn thương thận, nhưng điều này có thể được ngăn ngừa hoặc hạn chế nếu bệnh tiểu đường được kiểm soát tốt, theo Times Of India.

  1. Huyết áp cao

Huyết áp cao có thể làm co và thu hẹp các mạch máu trong thận, làm giảm lưu lượng máu và khiến thận không thể hoạt động tốt.

  1. Ít uống nước

Mất nước kéo dài có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận và ảnh hưởng đến chức năng thận.

Thiếu nước cũng gây rối loạn chức năng thận cấp tính.

  1. Tập luyện quá sức

Tập luyện quá sức làm tiêu cơ vân, thải các chất vào máu làm tổn thương thận và khiến thận bị hỏng.

Hoàng Tuấn (tổng hợp)



BÀI CHỌN LỌC

Chỉ một triệu chứng trên bàn chân, cô gái 18 tuổi sốc khi được chẩn đoán suy thận