Đi ngoài ‘phân đầu khô cứng, sau mềm dính’, là dấu hiệu của bệnh gì?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đi ngoài là quá trình cơ thể thải độc, sau khi con người tiêu thụ thức ăn, chúng sẽ di chuyển xuống theo thực quản, cuối cùng đi vào dạ dày để tiêu hóa và hấp thu.

Các chất thải và độc tố có hại cho cơ thể sẽ theo đường ruột hình thành phân và cuối cùng được thải ra ngoài cơ thể.

Bạn có bao giờ quan sát màu sắc và hình dạng phân khi đi ngoài hay không? Từ phân có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể. Nếu bạn thấy phân của mình đầu khô cứng, sau mềm dính, có thể cơ thể đang gặp vấn đề.

4 nguy cơ có thể xảy ra khi đại tiện ‘phân đầu cứng, phân sau mềm’

- Cơ thể bị nóng trong

Cơ thể bị nóng trong là một hiện tượng khá phổ biến, khi bị nóng trong nghiêm trọng, đi ngoài sẽ xuất hiện tình trạng phân đầu cứng, sau mềm.

Chủ yếu là do phân lưu lại trong cơ thể lâu hơn. Và thời gian phân lưu lại càng lâu, tình trạng thiếu nước càng nghiêm trọng.

Do đó, khi đi ngoài, phân phía trước sẽ có vẻ đặc biệt cứng, sau đó là phần phân mới được tạo ra, vì vậy nó có vẻ mềm hơn.

- Chức năng dạ dày ruột bị rối loạn

Khi phân xuất hiện bất thường, nó có liên quan mật thiết đến dạ dày ruột, chức năng dạ dày ruột rối loạn sẽ ảnh hưởng đến việc đi ngoài.

Khi ruột rối loạn sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu thức ăn, cũng dẫn đến tình trạng phân đầu khô cứng, sau mềm dính.

Khi phân xuất hiện tình trạng khô ở đầu và mềm ở sau, đây là biểu hiện của phân bất thường, cần kịp thời tìm hiểu nguyên nhân và điều chỉnh.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, tình trạng phân bất thường không nhất thiết là do bệnh lý dạ dày ruột, nếu tình trạng này kéo dài, cần đi khám thêm để kiểm tra.

- Polyp ruột

Khi đại tiện bắt đầu xuất hiện phân khô, sau đó lại mềm, cần nghi ngờ khả năng bị polyp ruột.

Nếu polyp ruột không được điều trị kịp thời, bệnh nhân dễ bị tiêu chảy, táo bón xen kẽ, đôi khi kèm theo chảy máu. Dưới ảnh hưởng của polyp, chức năng tiêu hóa sẽ dần suy giảm, xuất hiện phân không thành khuôn, mềm.

Việc kịp thời xác định bản chất, kích thước, mức độ nguy hiểm của polyp ruột là vô cùng quan trọng, nếu để nó tiếp tục phát triển sẽ dẫn đến phát sinh tế bào ung thư, dễ gây ung thư ruột.

- Vấn đề về thận

Không phải tất cả các trường hợp bất thường về phân đều do vấn đề về ruột gây ra, cũng có thể liên quan đến bệnh lý thận.

Y học cổ truyền cho rằng, thận chủ tiểu và đại tiện, khi thận bị bệnh có thể dẫn đến táo bón hoặc phân cứng.

Thói quen xấu gây ra nhu động ruột bất thường

- Không uống đủ nước

Khi cơ thể bị mất nước, nước trong phân sẽ được ruột già hấp thụ khiến phân bị khô. Phân cứng khó đi qua trực tràng và hậu môn một cách trơn tru sẽ gây đau khi đại tiện, gây tổn thương hậu môn, dẫn đến đại tiện bất thường.

Bạn có thể uống một cốc nước ấm khi bụng đói vào buổi sáng để “đánh thức” ruột già và kích thích các phản ứng của đường tiêu hóa. Đặc biệt với những bệnh nhân bị táo bón, tốt nhất nên uống khoảng 8 ly nước mỗi ngày.

- Sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh

Sử dụng điện thoại có thể kéo dài thời gian đại tiện.

Nghiên cứu phát hiện ngồi trong toilet quá 10 phút sẽ gây ra những áp lực không cần thiết lên hậu môn, đồng thời sức khỏe của hậu môn cũng bị hủy hoại một cách âm thầm.

- Thường xuyên mặc quần áo bó

Đối với phụ nữ, để giữ vóc dáng đẹp, họ thường xuyên mặc đồ bó. Tuy nhiên, bạn dường như bỏ qua những tác hại mà nó mang lại cho cơ thể.

Việc mặc trang phục bó sẽ chèn ép các dây thần kinh phó giao cảm điều hòa hoạt động đại tiện, làm giảm lượng dịch tiêu hóa tiết ra ở ruột già và làm suy yếu lực đẩy thức ăn về phía trước trong ruột non, do đó, cặn thức ăn sẽ mất nhiều thời gian hơn để đi qua ruột già, dễ gây táo bón.

Theo Song Yun - Aboluowang
Chấn Hưng biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Đi ngoài ‘phân đầu khô cứng, sau mềm dính’, là dấu hiệu của bệnh gì?