‘Đờm’ là nguyên nhân của nhiều loại bệnh tật, làm sao để loại bỏ?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Y học cổ truyền thường đề cập đến “đờm”, phần lớn chúng ta đều liên tưởng đến một loại dịch tiết được tiết ra khi ho, khạc nhổ. Trên thực tế, đờm là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy khó chịu khi ốm, và phạm vi của nó không chỉ gói gọn trong những gì chúng ta đã biết.

Khi bị cảm, bạn thường ho ra chất nhầy màu vàng hoặc trắng, đó chính là đờm mà chúng ta biết đến. Nhìn chung, đờm được hiểu là dịch tiết từ niêm mạc phế quản phổi, có tác dụng loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, chất gây dị ứng ra khỏi cơ thể.

Tuy nhiên, trong y học cổ truyền, "đờm" không chỉ giới hạn ở dạng dịch tiết có thể nhìn thấy mà còn bao gồm cả dạng vô hình trong cơ thể. Đây không phải là khái niệm dễ hiểu đối với nhiều người.

Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu về các cơ quan tạng phủ giúp vận chuyển dịch thể bình thường:

  • Phổi: Có chức năng thanh giáng, giúp dịch thể vận chuyển xuống dưới nuôi dưỡng toàn thân.
  • Tỳ: Có khả năng hấp thu, tạo ra dịch thể và có chức năng thanh lọc, giúp dịch thể vận chuyển lên phổi.
  • Thận: Điều tiết nước, điều hòa chức năng thanh giáng và thanh lọc, giúp bài tiết dịch thể ra khỏi cơ thể.

Khi một trong ba cơ quan này gặp vấn đề, nó có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn chuyển hóa dịch thể, khiến dịch thể ứ đọng ở một vị trí nào đó trong cơ thể, sinh ra "đờm" theo quan niệm của y học cổ truyền.

Do đó, có thể coi đờm là phiên bản nâng cao của "thấp" (ẩm ướt), tích tụ ở các vị trí khác nhau sẽ dẫn đến những thay đổi khác nhau trong cơ thể, chẳng hạn như:

  • Đầu: Hoa mắt, ù tai, chóng mặt.
  • Mạch máu: Mỡ máu cao.
  • Gan: Gan nhiễm mỡ.
  • Tứ chi: U mỡ.

Nếu cơ thể có những biểu hiện trên, bạn nên đến gặp bác sĩ y học cổ truyền để điều trị. Tuy nhiên, về việc bảo vệ sức khỏe hàng ngày, làm thế nào để loại bỏ đờm?

Bạn có thể thường xuyên mát-xa, bấm huyệt Phong Long.

Huyệt Phong Long có tác dụng tốt trong điều hoà Vị Khí, trị đờm thấp, hoa mắt chóng mặt, chủ trị trong các trường hợp ho có đờm, liệt chi dưới, hen suyễn, thở không ra hơi, đầu đau.

Nó có khả năng giải phóng khí đàm ở các vị trí trên cơ thể. Cụ thể là:

  • Bị đàm ở đầu kèm theo các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, trầm cảm, mất tập trung, người quay cuồng, tâm lý dễ bất ổn.
  • Bị đàm ở cơ thể gây ra dấu hiệu như ngực bị chèn ép, hen suyễn, xuất hiện tình trạng khó thở, thở khò khè.
  • Đặc biệt đàm nhiều ở phần cổ sẽ khiến khí huyết không lưu thông, gây ra tình trạng viêm họng hoặc giọng tiếng tạm thời.
  • Chi dưới bị đờm nhiều gây ra đau, sưng tấy và yếu hai chân.

Điều quan trọng nhất là ngăn ngừa "thấp" xâm nhập vào cơ thể bằng cách tập thể dục thường xuyên, hạn chế thực phẩm sống/lạnh, ăn nhiều cơm ý dĩ… để tránh "thấp" biến thành đờm.

Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên gia y tế. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào.

Theo Ovi Wu Yixuan - The Epoch Times
Bảo Vy biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

‘Đờm’ là nguyên nhân của nhiều loại bệnh tật, làm sao để loại bỏ?