Kiwi: Bổ thận dưỡng gan, cân bằng âm dương trong cơ thể, ngăn ngừa bách bệnh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Kiwi không chỉ có tác dụng bổ thận, với những màu sắc khác nhau, hương vị sẽ thay đổi và hiệu quả dược lý cũng biến đổi theo. Mặc dù vậy, kiwi có tính hàn, nên chỉ phù hợp với những người âm hư hoả vượng, dư nhiệt trong cơ thể…

Ngày nay, kiwi đã trở thành món quà quý giá cho sức khỏe của người hiện đại. Kiwi có khả năng hạ đường huyết, chống ung thư, phòng ngừa và điều trị tăng huyết áp, mỡ máu cao, xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch khác.

Nó cũng có hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh như bệnh gan, nhiệt phổi khát nước, táo bón, sỏi niệu, béo phì...

Hạt đen của kiwi tốt nhất cho việc bổ thận

Kiwi quả thực là một loại trái cây kỳ diệu, hiếm có trên thế giới. Bởi vì theo quan điểm của Đông y, thực phẩm màu đen, đặc biệt là thực phẩm có hạt, có tác dụng dưỡng thận, bồi bổ tinh khí cho cơ thể.

Hạt kiwi không chỉ có màu đen, hình dạng như hạt mè đen mà còn có thể hòa quyện hoàn toàn vào phần thịt quả, khiến người ăn không cảm nhận được, tự nhiên ăn cùng phần thịt quả.

Không giống như nho, dưa hấu và các loại trái cây khác, hạt thường khó nuốt, để dễ ăn hơn, người ta phải vất vả tạo ra nho và dưa hấu không hạt.

Tuy nhiên, hãy nghĩ xem, không hạt có nghĩa là gì? Chẳng phải là không có khả năng sinh sản sao? Ăn những thứ như vậy, con người làm sao có thể bổ sung tinh huyết? Cơ thể lấy đâu ra năng lượng? Làm sao để khoẻ mạnh?

Đối với kiwi, bạn không cần tách riêng hạt để ăn. Do đó, kiwi có công dụng phi thường, trở thành loại quả dưỡng sinh phòng chống các bệnh hiện đại.

Kiwi có nhiều màu sắc khác nhau, tương ứng với mỗi loại, nó có công dụng khác nhau đối với sức khoẻ:

  • Thịt quả kiwi màu vàng: Màu vàng ứng với tì, màu đen ứng với thận, do đó kiwi có thể kiện tỳ bổ thận.
  • Thịt quả kiwi màu xanh lục: Có thể bổ gan, có tác dụng làm dịu gan và dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu và nhuận tràng. Làm dịu gan khiến khí huyết trong cơ thể lưu thông thuận lợi, giảm thiểu các bệnh về tim mạch, hạn chế sự hình thành tế bào ung thư, thậm chí tiêu hủy chúng. Lợi tiểu có tác dụng thải nhiệt, giải độc và ngăn ngừa nhiệt gây tổn hại cho phổi.
  • Thịt quả kiwi màu đỏ: Có thể bổ tim, làm sạch tim và nuôi dưỡng mạch máu.

Điều này cho thấy, kiwi không chỉ có tác dụng bổ thận, với những màu sắc khác nhau, hương vị sẽ thay đổi và hiệu quả dược lý cũng biến đổi theo. Ví dụ kiwi vàng có vị ngọt đậm, ít chua, có tác dụng bổ tỳ bổ huyết, nhưng bệnh nhân tiểu đường lại thích hợp hơn với kiwi xanh, còn người bị bệnh tim mạch phù hợp với kiwi xanh và đỏ hơn.

Nếu không có bệnh lý nghiêm trọng, bạn có thể kết hợp cả ba loại để bồi bổ ngũ tạng. Do đó, dù là bệnh nào, kiwi đều có thể điều trị. Mỗi màu sắc kiwi đều có ưu điểm riêng, cần điều chỉnh theo cơ địa của mỗi người, không có loại nào tốt hơn hoàn toàn.

Duy trì cân bằng dinh dưỡng - Không nên lạm dụng

Kiwi chỉ phát huy tác dụng tốt nhất trong cơ thể khi cần thiết, nếu nạp vào khi không cần thiết sẽ trở thành độc tố dư thừa. "Quá tải" bất cứ thứ gì cũng đều gây hại cho sức khoẻ, không khác gì thiếu hụt dinh dưỡng.

Do đó, điều quan trọng là phải hiểu rõ bản thân thiếu gì, thừa gì, loại trái cây nào phù hợp với mình, đó mới là sáng suốt.

Chính vì vậy, y học cổ truyền đề cao sự cân bằng âm dương, giúp các tạng phủ hoạt động hài hòa. Nó được tóm tắt bằng cách sử dụng các khái niệm đối lập nhưng thống nhất về âm dương.

Nghĩa là dù cơ thể có bao nhiêu chất dinh dưỡng, tất cả đều có thể được phân thành hai loại có bản chất hoàn toàn khác nhau là âm và dương.

Âm và dương có thể hiểu là hàn và nhiệt (lạnh và nóng), giống như nước và lửa. Chúng dường như đối lập nhau, có âm trong dương và có dương trong âm.

Nước không có dương khí sẽ không sinh ra vạn vật, lửa không có hơi nước sẽ khiến trái đất cháy rụi, vạn vật thành tro tàn.

Do đó, âm dương tương hỗ, thúc đẩy lẫn nhau, nhưng đồng thời cũng kiềm chế lẫn nhau để đạt được trạng thái cân bằng, không bên nào được phép quá nhiều hoặc quá ít.

Ví dụ: khí và huyết là một cặp âm dương, khí là năng lượng thuộc dương, thuộc hệ thống kinh lạc, huyết mang chất dinh dưỡng và nước, thuộc âm.

Đông y thường điều chỉnh sự cân bằng giữa khí và huyết, từ đó có thể điều chỉnh sự cân bằng của các tạng phủ.

Tuy nhiên, âm dương là tương đối, bản thân khí cũng chia thành âm dương, phân ra sẽ rất phức tạp, chỉ cần nắm được khái niệm cơ bản là đủ.

Nói cách khác, bất kể từ góc độ dinh dưỡng hay y học cổ truyền, "vừa đủ" là tốt nhất. Đừng mù quáng thiên lệch và cho rằng “càng nhiều càng tốt”, phù hợp với nhu cầu cơ thể mới tốt.

Kiwi tính hàn, thanh nhiệt giải độc, cân bằng âm dương

Mặc dù kiwi có khả năng điều hòa ngũ tạng nhưng do tính hàn, nó chỉ phù hợp với những người có cơ thể hỏa khí quá vượng (thừa năng lượng), thiếu nước, gan huyết khô nóng, dễ bị khó chịu, khó ngủ hoặc người có hệ tiêu hóa khô nóng, táo bón.

Do đó, kiwi rất thích hợp với cơ địa người phương Tây và tất nhiên cũng phù hợp với người phương Đông hiện đại ăn nhiều thịt.

Y học cổ truyền cho rằng ăn nhiều thịt dễ tích tụ nhiệt bên trong, dẫn đến nóng gan, gây táo bón và tiểu tiện khó khăn.

Ăn thường xuyên kiwi có thể thanh nhiệt giải độc, đào thải nhiệt dư thừa ra khỏi cơ thể, giúp cân bằng khí huyết, chức năng tạng phủ hoạt động bình thường.

Khi chức năng tạng phủ bình thường, mỡ sẽ không tích tụ trong mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp, đường huyết, cũng như không tích tụ các độc tố và thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết.

Lấy ví dụ về đậu nành, sau khi nảy mầm, hàm lượng protein giảm đi, nhưng lại sinh ra vitamin C vốn gần như không có, các vi lượng khác, axit amin, vitamin B2, B12 và các chất dinh dưỡng khác cũng tăng lên nhiều, có loại tăng gấp nhiều lần. Đồng thời, các yếu tố cản trở cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng của đậu nành cũng được "mở khóa", biến mất hoặc giảm đi đáng kể. Do đó, nhiều người đã nhận ra lợi ích của đậu nành.

Vậy tại sao chỉ cần nảy mầm lại có thể tạo ra sự thay đổi lớn như vậy? Vì nảy mầm chính là kích hoạt cơ chế năng lượng trong hạt đậu, tương ứng với gan và thận của con người.

Khi khí trong gan, thận được kích hoạt, giống như được cấp điện, các kinh mạch được tái hoạt hóa, cơ thể tự có thể biến thức ăn thành chất dinh dưỡng cần thiết. Nó mạnh hơn nhiều so với đậu nành trong việc bài tiết chất thải không mong muốn.

Do đó, các độc tố và interferon gây nhiễu chức năng cơ thể cũng tự nhiên được phân hủy và biến mất. Cần gì phải can thiệp quá mức của con người?

Tuy nhiên, kiwi có tính hàn, mặc dù có thể điều chỉnh cơ thể âm hư hỏa vượng, thanh nhiệt dư thừa, duy trì cân bằng âm dương nóng lạnh, nhưng có một số trường hợp không nên sử dụng:

  • Người dương hư: Ăn thức ăn lạnh dễ bị đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy.
  • Người mắc cảm lạnh, lỵ do hàn thấp, viêm dạ dày mãn tính, đau bụng kinh, vô kinh, tiêu chảy ở trẻ em: Không nên sử dụng. Vì dương khí trong cơ thể không đủ, cơ thể đã lạnh, thêm lạnh sẽ khiến âm dương mất cân bằng nghiêm trọng. Do đó, cuốn "Bản thảo cương mục" nói: "Người có thực nhiệt nên ăn. Ăn quá nhiều sẽ khiến tạng phủ bị lạnh và tiêu chảy".
  • Ngay cả những người có cơ địa nóng cũng cần hạn chế khi cơ thể đã điều chỉnh về trạng thái cân bằng: Nếu ăn nhiều sẽ khiến tạng phủ bị lạnh. Nghiêng về một cực đoan khác cũng có hại. Do đó, cân bằng là tốt nhất.

Công thức món ăn từ quả kiwi

1. Mứt Kiwi

Cách làm:

  • Nguyên liệu:
  • 500g quả Kiwi
  • Nước (lượng vừa đủ)
  • Đường phèn hoặc mật ong (lượng vừa đủ)
  • Cách làm:
  • Gọt vỏ kiwi, cắt nhỏ.
  • Cho nước và đường vào nồi, đun sôi.
  • Thêm kiwi vào nồi, nấu đến khi hỗn hợp sánh lại thành mứt.
  • Tắt bếp, để nguội rồi cho vào lọ, đậy kín.

Mứt kiwi có tác dụng "giải nhiệt, thanh nhiệt, giảm huyết áp, lợi tiểu". Nói cách khác, nó có hiệu quả đối với chứng say nắng, khát nước, mất ngủ do nhiệt tà quá mức, cũng như tiểu tiện khó khăn do sỏi niệu.

Dinh dưỡng hiện đại đã chứng minh nó chứa nhiều chất dinh dưỡng đa dạng như vitamin C, có tác dụng chống ung thư, giải độc, làm trẻ mạch máu, có tác dụng phòng ngừa và điều trị tốt các bệnh tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, bệnh tim mạch vành, v.v.

2. Trà Kiwi

Thông thường, bạn có thể dùng 2 quả kiwi và 10 quả táo tàu, đun sôi lấy nước và dùng làm trà.

Trà kiwi có tác dụng điều hòa đường huyết, phòng ngừa bệnh tiểu đường và các bệnh về mắt, cải thiện chứng liệt dương ở nam giới.

Bài thuốc này cũng có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị hỗ trợ cho chứng nôn nao hoặc viêm gan cấp tính.

Lưu ý: Những người có cơ địa hàn lạnh nên tránh ăn kiwi sống, có thể cho thêm vài lát gừng vào nấu cùng và ăn lượng vừa phải.

Lưu ý: Nội dung bài viết chỉ mang tính tham khảo như một trong những nguồn kiến ​​thức về sức khỏe và không nhằm mục đích tư vấn y tế. Nếu bạn mắc các bệnh liên quan, vui lòng tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

Theo Bai Yuxi - The Epoch Times
Bảo Vy biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Kiwi: Bổ thận dưỡng gan, cân bằng âm dương trong cơ thể, ngăn ngừa bách bệnh