Mô hình kinh tế không bền vững của Trung Quốc là sự chuẩn bị cho chiến tranh?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chuyên gia cho biết, việc Trung Quốc tập trung vào gia tăng sản xuất thay vì hỗ trợ cho tiêu dùng có thể là do Bắc Kinh đang chuẩn bị cho một cuộc chiến.

Nền kinh tế đang có cầu yếu của Trung Quốc đang trong tình trạng trì trệ. Nhưng thay vì hỗ trợ nhóm người tiêu dùng bị ảnh hưởng nặng nề, chính quyền Trung Quốc đang làm gia tăng tình trạng dư thừa công suất sản xuất và làm trầm trọng thêm những khó khăn kinh tế trong nước, đồng thời gây rắc rối cho phần còn lại của thế giới, các chuyên gia cho biết.

Những nhà quan sát Trung Quốc đã chia sẻ trên "Pinnacle View", một chương trình diễn đàn của NTD TV, rằng mô hình chính trị và kinh tế này là một nỗ lực thâm nhập mạnh mẽ vào các thị trường nước ngoài bằng các sản phẩm giá rẻ với khối lượng lớn như ô-tô điện và quan trọng hơn là sự phát triển nhanh chóng hướng tới một nền kinh tế có kế hoạch chuẩn bị cho tình trạng thiếu hụt có thể xảy ra trong thời chiến.

Ông Văn Quán Trung (James G. Wen), một giáo sư kinh tế và nghiên cứu quốc tế đã nghỉ hưu của Đại học Trinity ở Hoa Kỳ, cho biết trên "Pinnacle View" rằng nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều lớp rào cản.

Ông cho rằng, nhiều vấn đề có hệ thống trong chính quyền đã biến nền kinh tế Trung Quốc thành 'quái vật'.

Suy ngẫm về động lực kinh tế của Trung Quốc, ông Văn lưu ý, “Hơn một thập kỷ trước, các nhà kinh tế chính thống ở Trung Quốc đã đạt được sự đồng thuận rằng nếu Trung Quốc không tiến hành thêm các cải cách, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ tiếp tục giảm. Vào thời điểm đó, một số thành viên cấp cao của chính quyền ĐCSTQ [Đảng Cộng sản Trung Quốc], chẳng hạn như cựu thủ tướng Ôn Gia Bảo, cũng chỉ ra rằng nếu không có các cải cách chính trị, thành quả của các cải cách kinh tế sẽ bị mất”.

Ông Văn cho biết, những người theo chủ nghĩa cải cách đó ủng hộ rằng thị trường phải là yếu tố quyết định trong việc phân bổ nguồn lực, trong khi người đứng đầu chính quyền Trung Quốc hiện tại lại tái khẳng định rằng chính quyền quyết định mọi thứ bao gồm cả thị trường và nguồn lực, đó là “một sự thay đổi hoàn toàn 180 độ”.

Ông Văn cho rằng, ông Tập Cận Bình bước lên sân khấu với hình ảnh là người giải cứu chính quyền, và ông ấy duy trì khẩu hiệu để đàn áp những người đối lập và những người có định hướng cải cách nhiều hơn trong nền kinh tế, đặc biệt là các doanh nhân tư nhân.

Ông Văn cho biết giới lãnh đạo Trung Quốc muốn phát triển nền kinh tế nhà nước bằng mọi giá, với kho bạc nhà nước trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, lý thuyết và thực tiễn kinh tế đã chỉ ra rằng phương pháp này, giống như một nền kinh tế kế hoạch, có thể cung cấp một số kích thích ngắn hạn nhưng sẽ không giải quyết được vấn đề cơ bản.

Mô hình kinh tế không bền vững của Trung Quốc là sự chuẩn bị cho chiến tranh?
Một công nhân di cư đang chờ gặp các nhà tuyển dụng tiềm năng tại Chợ Nhân lực Quận Tấn Giang vào ngày 17/2/2009 tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. (Ảnh: China Photos/Getty Images)

“Lấy việc làm làm ví dụ. Không chỉ những người lao động di cư từ nông thôn thất nghiệp, mà cả những sinh viên mới tốt nghiệp đại học cũng không thể tìm được việc làm. Đây là một vấn đề lớn trong nền kinh tế Trung Quốc”, ông Văn cho biết.

Ngoài ra, sản xuất hàng loạt theo nền kinh tế kế hoạch nhà nước dẫn đến việc các sản phẩm bị bán phá giá trên thị trường, ông Văn cho biết Hoa Kỳ, Châu Âu và các quốc gia khác đang bắt đầu phản ứng với âm mưu chiếm đoạt thị trường toàn cầu của chính quyền Trung Quốc.

Là một thành phần quan trọng của nền kinh tế, thị trường đất đai trong nước bị chính quyền Trung Quốc độc quyền, ông Văn cho biết. Bắc Kinh cũng đã mở rộng việc mua lại đất đai ở nước ngoài.

“ĐCSTQ từ lâu đã sử dụng tài chính đất đai để khai thác của cải từ việc tăng giá đất, một phần nhỏ trong số đó được đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phần lớn là để chống đỡ cho bộ máy quan liêu của họ với gần 100 triệu công chức, mua chuộc một số quốc gia nghèo hoặc các nhà độc tài của họ để trở thành đồng minh của họ [ĐCSTQ] và cũng đồng thời mở rộng chi tiêu quân sự và khả năng sẵn sàng cho chiến tranh”.

Phản bác tuyên truyền của Bắc Kinh rằng “Trung Quốc đã xóa được đói nghèo tuyệt đối và trở nên tương đối khá giả”, ông Văn cho biết Trung Quốc vẫn ở mức lạc hậu. “Chúng ta biết rằng 600 triệu người kiếm được dưới 1.000 CNY (nhân dân tệ) (khoảng 138 USD) một tháng và hơn 900 triệu người kiếm được dưới 2.000 CNY (khoảng 276 USD) một tháng”.

Mô hình kinh tế không bền vững

Các nhà kinh tế và chính trị gia phương Tây đã bày tỏ lo ngại về nền kinh tế Trung Quốc.

Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg vào ngày 3/6, người đoạt giải Nobel kinh tế, ông Paul Krugman cho biết mô hình kinh tế của Trung Quốc là "không bền vững". Ông cho biết các nhà lãnh đạo Trung Quốc "không muốn một cách bất thường" sử dụng nhiều chi tiêu của chính phủ hơn để hỗ trợ nhu cầu của người tiêu dùng thay vì hoạt động sản xuất.

Vào tháng 8/2023, ông Krugman đã viết rằng lý tưởng nhất là Trung Quốc sẽ thúc đẩy các cải cách nhu cầu dài hạn để mang lại cho các hộ gia đình nhiều thu nhập hơn và mức tiêu dùng tăng sẽ thay thế cho đầu tư không bền vững.

Ông Lý Quân (Li Jun), một nhà sản xuất truyền hình độc lập, cho biết ông Krugman, năm nay, đã "phát hiện ra rằng Bắc Kinh đã đi theo hướng hoàn toàn ngược lại, vì vậy ông ấy tin rằng sai lầm này của ông Tập Cận Bình đã khiến cuộc khủng hoảng kinh tế của Trung Quốc đến sớm".

"Nhà kinh tế phương Tây này tin rằng điều mà Bắc Kinh cần giải quyết cấp bách là nhu cầu trong nước và họ nên làm những gì chính phủ Hoa Kỳ đã làm, đó là cung cấp phúc lợi hoặc tiền bạc, vốn là đơn giản và hiệu quả để khi người dân có tiền, nhu cầu sẽ tăng lên", ông Lý nói trên "Pinnacle View".

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen đã kêu gọi chính quyền Trung Quốc ngừng dựa vào xuất khẩu để kích thích nền kinh tế và thúc đẩy nhu cầu và tiêu dùng trong nước trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 4 năm nay. Bà cho biết nếu các chính sách kinh tế của Trung Quốc vẫn không thay đổi, điều này có thể dẫn đến việc điều chỉnh thuế quan áp lên hàng hóa Trung Quốc của Mỹ.

Bà Yellen cũng nói rõ rằng Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận việc Trung Quốc xuất khẩu xe điện, pin và các sản phẩm năng lượng mặt trời bị bán phá giá sang Hoa Kỳ.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Tạp chí Time, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã chỉ ra một loạt các vấn đề của nền kinh tế Trung Quốc, cho rằng nền kinh tế này đang không bùng nổ mà đang bên bờ vực sụp đổ.

Chuẩn bị cho chiến tranh?

Bà Quách Quân (Guo Jun), tổng biên tập của Epoch Times Hong Kong, đã phát biểu trên "Pinnacle View" rằng việc chính quyền Trung Quốc tập trung vào việc sản xuất thay vì tiêu dùng là để "tăng cường cơ chế vận hành bằng quyền lực".

Bà Quách cho biết có hai lý do có thể khiến ông Tập Cận Bình làm như vậy.

Bà cho biết, đầu tiên là hệ thống của chính quyền Trung Quốc tự nó được thiết kế để đối phó với tình trạng thiếu hụt kinh tế trong thời chiến. Vì vậy, khi gặp rắc rối và áp lực, chính quyền Trung Quốc sẽ có khuynh hướng đi theo hướng mà nó quen thuộc và phù hợp nhất.

“Khả năng thứ hai là ĐCSTQ đang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh trong tương lai. Đặc biệt liên quan đến các biện pháp phong tỏa và chống virus cực đoan đã được áp dụng trong ba năm kể từ khi COVID bùng phát”.

“Một số người đã đặt câu hỏi liệu đây có phải là một bài kiểm tra căng thẳng đối với sự chuyển đổi sang hệ thống chiến tranh của ông Tập Cận Bình hay không, vì ông ấy muốn xem giới hạn chịu đựng của người dân Trung Quốc là gì để chính quyền toàn trị có nhiều không gian hơn để xoay xở trong các tình huống cực đoan trong tương lai”, bà Quách nói.

CIA ước đoán rằng chính quyền Trung Quốc có thể sẵn sàng tiến hành chiến tranh chống lại Đài Loan vào năm 2027. Một số chuyên gia tình báo dự đoán những năm nguy hiểm nhất sẽ là năm 2025 và 2026.

Mô hình kinh tế không bền vững của Trung Quốc là sự chuẩn bị cho chiến tranh?
Các công sự chống tăng nằm dọc bãi biển vào ngày 09/4/2023 tại Kim Môn, Đài Loan. (Ảnh: Chris McGrath/Getty Images)

“Chúng tôi thấy một số thay đổi ở Trung Quốc đại lục, chẳng hạn như tiêu dùng yếu, các doanh nghiệp công nghiệp quân sự quy mô lớn đang sản xuất hết công suất, việc tăng cường kiểm soát xã hội, hạn chế quản lý dân số di động, kiểm duyệt dư luận, động viên quân đội chuẩn bị cho chiến tranh, tuyển mộ binh lính, v.v., tất cả những tín hiệu này cho thấy ĐCSTQ đang tiến tới trạng thái sẵn sàng chiến đấu”, bà Quách cho biết.

Do nhu cầu triển khai nhiều nguyên liệu thô và yếu tố sản xuất khác nhau trong quá trình xảy ra chiến tranh, chính quyền Trung Quốc cũng đang thử nghiệm các căng-tin của nhà nước để cung cấp khẩu phần ăn cá nhân, bà Quách cho biết.

“Nền kinh tế thời chiến này cũng có thể được gọi là một nền kinh tế thiếu hụt được lập kế hoạch tập trung, trong đó mọi nhu yếu phẩm và vật tư đều phải tuân theo hệ thống hạn ngạch”, bà nói, đồng thời chỉ ra hệ thống phân phối ở Anh và Hoa Kỳ trong Thế chiến II.

“Nếu nó là thời chiến của ĐCSTQ, mọi thứ đều được thiết kế để đảm bảo chiến thắng trong chiến tranh, và mọi nguồn lực xã hội đều được ưu tiên để đáp ứng nhu cầu của chiến tranh”, bà Quách nói.

Theo The Epoch Times

Bảo Nguyên biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Mô hình kinh tế không bền vững của Trung Quốc là sự chuẩn bị cho chiến tranh?