Trung Quốc: Nhiều học sinh mất tích không được điều tra liên quan đến cướp nội tạng, hãy trông chừng con cái bạn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mùa hè đã đến, nhưng mạng xã hội Trung Quốc đang lan truyền: Hãy chăm sóc con bạn thật tốt! Tại sao việc hiến tạng ở Trung Quốc lại khiến người dân Trung Quốc sợ hãi đến vậy?

Người dùng mạng xã hội: Kỳ nghỉ hè sắp đến rồi, hãy trông chừng con bạn nhé!

Gần đây có một loạt tin tức liên quan đến vấn đề hiến tạng ở Trung Quốc liên tục xuất hiện trên các nhóm WeChat, Weibo và Twitter, khiến nhiều người lo lắng.

Trong số đó, một tin đáng chú ý là Trung tâm Nội tạng Trẻ em của Bệnh viện trực thuộc Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải đã được thành lập cách đây không lâu và trên mạng xã hội người dân đang lan truyền: “Kỳ nghỉ hè sắp đến rồi, hãy chăm sóc con bạn nhé”. Phần bình luận cũng thường tràn ngập thông tin với vài từ: ‘Thế giới của quỷ dữ, ‘Kinh hoàng’, ‘Không nên khám sức khỏe nếu không mắc bệnh nặng’, ‘Vâng, tốt nhất là đi nước ngoài chữa bệnh’, ‘Người lớn không đủ, bây giờ lại nhắm vào trẻ em, thật kinh hoàng’.

Về tin thứ hai, người ta đã phát hiện ra rằng mình bị ‘tự động hiến tặng nội tạng’ mà không hề biết. Nó được thực hiện tự động trên điện thoại di động. Có người dùng mạng xã hội nói rằng điện thoại Huawei cũng liên quan đến vụ việc này, và không thể chụp ảnh được. Một số người khác cũng nói rằng "vấn đề này đã tồn tại từ lâu, chỉ là trước đây chưa ai để ý", và "cả điện thoại Samsung cũng có".

Còn về việc gọi là "hiến tặng tự nguyện các cơ quan nội tạng", nó liên quan đến việc Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường ban hành "Điều lệ về hiến tặng và ghép cấy tạng người" vào năm ngoái. Thời gian chính thức thực thi là từ ngày 1/5 năm nay. Vì vậy, từ tháng 4 đến nay, nhiều người dùng mạng liên tục bày tỏ sự lo lắng.

Nhiều người dùng mạng còn chỉ ra rằng, rất nhiều quan chức cấp cao đã được các phương tiện truyền thông chính thức đưa tin về việc thay thế nhiều cơ quan nội tạng. Như ví dụ, một cựu Phó Bộ trưởng Bộ Giáo dục Trung Quốc, trong vòng 14 năm, đã thay 5 quả tim và 2 quả thận, kéo dài tuổi thọ lên đến 99 tuổi. Điều này gần như giống với trường hợp của cựu Phó Bộ trưởng Bộ Văn hóa Trung Quốc Cao Chiêm Tường qua đời vào năm ngoái, lúc đó có một ủy viên Ủy ban Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc viết bài tưởng niệm, vô tình tiết lộ rằng Cao Chiêm Tường tự nhận "đã thay thế nhiều cơ quan nội tạng".

Vào ngày 13/6, một người dùng Twitter đã đăng một thông tin thu hút hơn 2 triệu lượt xem: Một bà mẹ, vì con trai 28 tuổi của mình bị chẩn đoán là não chết, đã đến gặp Trưởng khoa Ngoại Chấn thương của Bệnh viện Đồng Tế Vũ Hán là bác sĩ Lý Chiêm Phi để tìm hiểu tình hình, nhưng đã bị bác sĩ này đối xử thô bạo, hét vào mặt "cút đi" và nói sẽ "đánh chết mày", nghĩa là sẽ tát cho đến chết.

Đoạn video này đến từ Trung Quốc và nhiều người dùng mạng đã liên tục đăng tải. Bởi vì điều nghi vấn lớn nhất trong vụ việc này là: Đứa con của bà mẹ này, sau khi bị chấn thương não đến khám, mà không qua bất kỳ thử nghiệm chết não khoa học nào, đã bị Trưởng khoa là bác sĩ Lý Chiêm Phi kêu gọi hiến tạng. Sau đó, bà mẹ nghi ngờ bệnh viện không thực hiện xét nghiệm hô hấp tự phát, đồng thời cáo buộc hồ sơ có dấu hiệu làm giả, nghi ngờ bệnh viện lừa đảo để lấy tạng.

Trong thời gian này, một người dùng mạng đã đưa ra một lời nhắc nhở, cũng khiến các nhóm WeChat lan truyền nhanh chóng. "Xin hãy chia sẻ rộng rãi: Tôi xin nhắc lại một lần nữa, nếu bác sĩ khuyên hiến tạng, đó chắc chắn là vì người đó vẫn còn sống, bởi vì tạng của người chết là không thể ghép được! Người đó chắc chắn vẫn còn sống, chỉ bị tiêm thuốc mê nên đang ở trạng thái hôn mê, không bị tổn hại nghiêm trọng, nếu không sẽ không có giá trị hiến tạng"."Vì vậy, ngay khi bệnh viện nói não chết rồi nên hiến tạng, hãy lập tức đưa con đến bệnh viện tư, có thể vẫn còn cơ hội cứu sống!".

Các vụ mất tích không được điều tra

Bên cạnh đó, còn có một nhóm tin nhắn khác cũng đang được nhiều người dùng mạng chia sẻ rầm rộ. Giáo sư Trịnh Thụ Lâm, một bác sĩ ghép gan nổi tiếng tại Trung Quốc, viện sĩ Viện Hàn lâm Kỹ thuật Trung Quốc kiêm Giám đốc Bệnh viện Thứ Nhất thuộc Đại học Chiết Giang, trước đây đã có một bài báo cáo bị cáo buộc về 563 cơ quan nội tạng không rõ nguồn gốc, và bài báo đó đã bị các tạp chí quốc tế uy tín thu hồi cùng với lệnh cấm vĩnh viễn đăng bài của ông này. Người dẫn chương trình nổi tiếng của kênh truyền thông tự do News Point là Lý Mộc Dương, đã chia sẻ và gay gắt lên án: "Trời đất ơi! Rất nhiều người trẻ tuổi đang mất tích! Chắc chắn có liên quan đến những vụ việc này."

Đối với những vụ thanh niên mất tích những năm gần đây, nổi tiếng nhất phải kể đến vụ cậu học sinh cấp 2 Hồ Hâm Vũ đã mất tích ngay cả khi có rất nhiều camera giám sát trong trường, nhưng lại không tìm thấy. Cũng như trường hợp mất tích của một số sinh viên ở Vũ Hán trong thời gian trước đó. Cựu nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu Kinh tế - Xã hội Truyền Tri Hành ở Bắc Kinh, ông Dương Tử Lập, đã từng đến Vũ Hán để điều tra vào năm 2017 và phát hiện có tới hàng trăm người mất tích, chỉ có 3 người được tìm thấy thi thể, nhưng cảnh sát không chỉ từ chối khởi tố vụ án, mà còn không chịu xem lại camera an ninh. Câu chuyện này sau đó được một tài khoản có tên @Người nhàn rỗi ở Sydney chia sẻ lại, nhận được quan tâm của hơn 500.000 người.

Trên thực tế, vụ mất tích của sinh viên ở Vũ Hán còn kinh hoàng hơn thế nữa, bởi vì Dương Tử Lập hiện đang ở Mỹ, và anh ấy đã từng kể rằng,bình thường, khi có người mất tích, việc điều tra là việc tốt, nhưng Dương Tử Lập nói rằng cảnh sát lại "gấp rút bắt những người đưa tin". Với tư cách là một người điều tra, anh lại bị chính quyền Vũ Hán cử cảnh sát sang Thâm Quyến để bắt, may mắn thoát được. Phóng viên của Tencent tại địa phương là Vương Đào, sau khi bị tạm giam và thả ra, không dám nói gì nữa, chỉ có thể để chính quyền Vũ Hán nói bừa. Họ vẫn không thể giải thích được tại sao với rất nhiều camera an ninh lại không tìm thấy sinh viên mất tích? Vì thế, Dương Tử Lập đã bị mất việc, sau đó phải trốn ra nước ngoài.

Nguồn nội tạng không rõ nguồn gốc

Ngày 23/6, diễn viên nổi tiếng Tôn Hải Anh cũng đã quan tâm đến vấn đề ghép tạng trên Twitter. Ông đã đặt câu hỏi: "Phúc lợi nhân khẩu mới đã ra đời sao? Việc vận hành nhà máy máu và mồ hôi không thể tiếp tục, nguồn lao động giá rẻ đã cạn kiệt, ngân sách đang thiếu hụt nghiêm trọng, nên họ bắt đầu công khai tổ chức bán nội tạng của con người? Thậm chí còn niêm yết giá cả công khai? Trước đây là nguồn lao động giá rẻ, bây giờ thì làm ăn buôn bán nội tạng của con người giá rẻ sao?"

Tôn Hải Anh đã đăng giá hướng dẫn về cấy ghép nội tạng do Ủy ban Y tế tỉnh Hà Nam ban hành. Mấu chốt là giá 1 lá gan của một đứa trẻ là 100.000 tệ, một quả thận của trẻ em là 100.000 tệ, và thận đôi của trẻ em là 150.000 tệ. Tất cả những nội tạng này đến từ đâu? Bạn biết đấy, cho đến nay, Trung tâm Cấy ghép Nội tạng Trẻ em của Đại học Phúc Đán kể trên đã thực hiện hơn 100 ca cấy ghép!

Rõ ràng là không có nhiều người thực sự sẵn sàng hiến tạng, bởi vì vào ngày 21/5, Ủy ban Y tế Quốc gia của Trung Quốc, cùng với 14 ban ngành trong đó có Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, đã ban hành “Ý kiến ​​về Thúc đẩy cuộc sống khỏe mạnh. Phát triển hiến tạng người”, trong tài liệu đính kèm, đề cập rằng “số lượng tình nguyện viên đăng ký hiến tạng ở Trung Quốc đã vượt quá 6,7 triệu”, nhưng “mâu thuẫn giữa cung và cầu vẫn tồn tại”, "Việc thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của việc hiến tạng là rất cấp bách"

Chỉ có vài triệu người tự nguyện hiến tạng, nhưng lại đủ để thúc đẩy một ngành ghép tạng lớn như ở Trung Quốc, điều này khiến nhiều chuyên gia nghi ngờ. Chẳng hạn như chuyên gia Đài Loan, Tổng thư ký Hiệp hội Chăm sóc Ghép Tạng Quốc tế, ông Hoàng Thiên Phong, cho rằng tỷ lệ hiến tạng của Trung Quốc (số lượng ghép so với số người hiến) lên tới 4%, rõ ràng là không hợp lý. Ông ước tính rằng Trung Quốc có thể đã cưỡng bức lấy tạng từ những người bị giết, sau đó mới gán cho họ là người tự nguyện hiến.

Hơn 100 triệu người ở Hoa Kỳ đã hiến tạng. Thời gian chờ đợi trung bình để được ghép gan vào năm 2007 là 114 tuần, và thời gian chờ đợi trung bình ở Trung Quốc là 2 tuần. Theo tính toán của ông Hoàng Thiên Phong, nếu nội tạng được chính quyền Trung Quốc chính thức tuyên bố thực sự đến từ việc hiến tặng, thì lẽ ra phải có 5,4 tỷ người ở Trung Quốc hiến tặng vào năm 2005, lớn hơn nhiều so với tổng dân số 1,3 tỷ người của Trung Quốc vào thời điểm đó!

Một hiện tượng làm người dùng mạng xã hội Trung Quốc vô cùng kinh hoàng là sự xuất hiện của "xe phẫu thuật di động" và "xe hỏa táng di động" tại nhiều địa phương. Nhiều người dùng mạng đã đặt câu hỏi: "Xe phẫu thuật di động" nghe rất trang nghiêm, nhưng thực chất đâu cần phải thực hiện các loại phẫu thuật trên xe? Nếu nói thẳng ra thì đó chính là "xe cưỡng bức lấy nội tạng", rất tiện lợi - “chỉ cần đóng cửa xe lại, con người sẽ biến thành những bộ phận, nội tạng sẽ được lấy đi, còn những bộ phận không cần thiết sẽ được đưa thẳng vào lò hỏa táng di động, hoàn toàn không để lại bất dấu vết gì. Như vậy sẽ tránh được những sự việc như vụ Hồ Hâm Vũ, rất tiết kiệm, thân thiện với môi trường, không cần phải bảo vệ an ninh, và người ta biến mất chính là số phận chung của những người dân thường”.

Rõ ràng là ngày càng nhiều người dân Trung Quốc nhận ra rằng tội ác thu hoạch nội tạng của chính quyền Trung Quốc không chỉ có thật mà còn bắt đầu mở rộng bàn tay đen tối của nó tới nhiều người vô tội hơn nữa.

Người dùng Twitter @官网Observation Studio Zhaoming cho rằng nội tạng của các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân hình sự có thể đang ở trong tù “đã được thu hoạch khi họ còn sống và giờ đây đang cạn kiệt nên đang chuyển sang trẻ em và học sinh. Bởi vì, thứ nhất, bạn có thể tìm ra nhóm máu phù hợp của trẻ với lý do khám sức khỏe ở trường. Thứ hai, trẻ em đến và rời trường rất dễ bị tấn công. Thứ ba, trẻ em yếu đuối, dễ bị bạo lực khuất phục. Thứ tư, ngay cả khi sự việc bị đưa ra ánh sáng thì có thể giải quyết bằng tiền”.

Vì vậy, tôi kêu gọi mọi người Trung Quốc có lương tâm hãy bảo vệ bản thân và con cái chúng ta!

Theo Quan sát Tần Bằng
Lý Ngọc biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc: Nhiều học sinh mất tích không được điều tra liên quan đến cướp nội tạng, hãy trông chừng con cái bạn